Danh sách các khu công nghiệp ở Hải Dương

Hải Dương nằm trên trục tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng, chính vì vậy, tỉnh thành này được hưởng lợi khá lớn khi là nơi trung chuyển hàng hóa, đón luồng đầu tư “ngoại” vào Việt Nam.

Hiện tại, ở Hải Dương đang có khoảng 14 khu công nghiệp tập trung và 11 cụm công nghiệp lớn. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về danh sách các khu công nghiệp ở Hải Dương, quy mô cũng như định hướng phát triển của những khu công nghiệp này.

I. Tổng quan chung về việc phát triển các khu công nghiệp ở Hải Dương?

Theo thống kê, tính tới nay, tại Hải Dương đang có 14 khu công nghiệp đã được thành lập, trong đó 11 khu công nghiệp đã hoàn thành xong việc quy hoạch và đưa vào hoạt động.

Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp tại đây trung bình khoảng 82% trên tổng diện tích khai thác khoảng 1.732ha. Tỷ suất đầu tư đạt khoảng 6 triệu USD/ha.

Có khoảng 300 dự án từ 21 Quốc gia và vùng lãnh thổ. Lượng dự án FDI chiếm phần lớn với tổng mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 4,7 tỷ USD.

Với vị trí chiến lược trong bản đồ kinh tế của miền Bắc, cũng như tiềm năng phát triển kinh tế địa phương, Hải Dương liên tục đẩy mạnh các dự án xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, áp dụng nhiều chính sách ưu đãi thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư trong nước cũng như Quốc tế.

II. Danh sách các khu công nghiệp Hải Dương?

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp của Hải Dương, trên địa bàn tỉnh, số lượng khu công nghiệp tập trung đã được thành lập là 14 khu công nghiệp. Tỉnh đang có quy hoạch phát triển hạ tầng thêm từ 3 – 6 khu công nghiệp trong thời gian tới. Trong giới hạn bài viết này, ALS sẽ chỉ đề cập tới danh sách các khu công nghiệp đã được thành lập. Với những khu công nghiệp mới phát sinh sau này, chúng tôi sẽ cập nhật thêm ở những bài viết kế tiếp.

1. Khu công nghiệp Đại An

Đại An là một trong những khu công nghiệp được thành lập sớm nhất tại Hải Dương theo quyết đinh của Thủ tướng chính phủ năm 2003.

Đây là khu công nghiệp được phát triển theo hướng đa ngành, phục vụ nhiều lĩnh vực như: sản xuất phụ tùng, cơ khí lắp ráp, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, chế biến thực phẩm, thử công mỹ nghệ.

Khu công nghiệp này cũng có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng khi:

– Nằm tiếp giáp ngay Quốc lô 5 (tuyến Hà Nội – Hải Phòng)

– Cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 50km, sân bay Quốc tế Nội Bài 80km

– Cách trung tâm Hải Dương khoảng 5km

– Cách sân bay Hải Phòng khoảng 50km

– Cách các cảng biển gần nhất khoảng 50 – 80km (Cảng hải phỏng, Cảng Quảng Ninh)

Tổng quy mô khai thác khoảng: 664ha.

2. Khu công nghiệp Phúc Điền

Khu công nghiệp Phúc Điền nằm trên địa phận huyện Cẩm Giàng, được phêt duyệt theo Quyết định số 733/QĐ-BXD ngày 27/5/2003.

Đây là một trong những khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương với tỷ lệ lấp đầy lên đến 100% với nhiều nhà đầu tư từ Nhật bản, Hàn Quốc.

Đây là khu công nghiệp đa ngành, thu hút lượng lớn đầu tư ở các lĩnh vực như: Cơ khí lắp ráp, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp và các ngành sản xuất an toàn, thân thiện không gây ô nhiễm môi trường.

Tổng quy mô khai thác khoảng: 170ha.

3. Khu công nghiệp Tân Trường

Khu công nghiệp Tân Trường được thành lập và đưa vào hoạt động từ những năm 2010. Nằm trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, Khu công nghiệp này nằm tiếp giáp với Quốc lộ 5 – tuyến giao thông đường bộ kết nối với cảng Hải Phòng, sân bay quốc tế Nội Bài nên rất thuận tiện cho các doạnh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa và vận chuyển nguyên vật liệu.

Các lĩnh vực thu hút chính bao gồm: Cơ khí lắp ráp, sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp điện, điện tử và kinh doanh kho bãi.

Tổng quy mô khai thác khoảng: 240ha.

4. Khu công nghiệp Cộng Hòa

Khu công nghiệp Cộng Hòa nằm trên địa bàn thị xã Chí Linh. Đây là khu công nghiệp có vị trí địa lý thuận lợi, đảm bảo cho sự liên kết vùng trong nước và Quốc tế.

Khu công nghiệp chỉ cách khoảng 50 – 60 km tới cảng biển Hải Phòng và sân bay Cát Bi, kết nối với sân bay Nội Bài (75km), Cảng Cái Lân (73km), cửa khẩu Móng Cái bằng quốc lộ 18, đường sắt du lịch Hà Nội – Quảng Ninh cùng với dự án đường cao tốc Côn Minh – Quảng Ninh đang được xây dựng, nối với Hải Phòng bằng quốc lộ 37, 5A và 10.

Hai mặt của khu công nghiệp tiếp xúc với quốc lộ 18, sát bờ sông Đông Mai thuận lợi về đường thuỷ, gần tuyến đường sắt kéo dài từ Quảng Ninh đi Bắc Giang.

Khu công nghiệp nằm cách nhà máy nhiệt điện Phả Lại 12 km và song song đường dây 110 KV.

Bên cạnh đó, khu công nghiệp còn gần với trường đại học công nghiệp Sao Đỏ, là trường đại học có quy mô lớn của cả nước với số lượng sinh viên được đào tạo nhiều ngành nghề, là nguồn cung cấp nhân lực trình độ cao cho khu công nghiệp.

Tổng quy mô khai thác khoảng: 700ha.

5. Khu công nghiệp Lai Vu

Khu công nghiệp Lai Vu xuất phát điểm là Khu công nghiệp tàu thủy Lai Vu thuộc Tập đoàn công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam.

Khu công nghiệp tàu Thủy Lai Vu được đưa vào hoạt động từ năm 2007 với định hướng là khu công nghiệp tập trung các nhà máy xí nghiệp chuyên ngành phục vụ cho ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Đến năm 2014, Khu công nghiệp này được bàn giao về cho tỉnh Hải Dương quản lý và khai thác.

Hiện tại, tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp Lai Vu đã đạt hiệu suất 90% đất công nghiệp, với nhiều dự án của các doanh nghiệp/tập đoàn lớn trong nước cũng như Quốc tế như:  Công ty may Tinh Lợi, dự án dệt nhuộm của Công ty Pacific Crystal Textiles…

Tổng quy mô khai thác khoảng: 212ha.

6. Khu công nghiệp An Phát Complex

Khu công nghiệp An Phát Complex tiền thân là Khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark, được Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2006.

Ngày 14/03/2019 UBND tỉnh Hải Dương đã ra Quyết định số 883/QĐ-UBND về việc cho phép đổi tên KCN Việt Hòa – Kenmark thành Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát và đó là tên gọi chính thức của khu công nghiệp cho tới nay.

An Phát là khu công nghiệp kỹ thuật cao, đa ngành, thân thiện với môi trường trong đó tập trung các ngành: sản xuất bao bì màng mỏng, bao bì công nghiệp, vật liệu xây dựng công nghệ cao; Sản xuất các sản phẩm nhựa, phụ kiện, đồ gia dụng; Linh kiện điện tử; Cơ khí chính xác, khuôn đúc; Các linh phụ kiện nhựa của ô tô, xe máy; Các ngành sản xuất vật liệu mới, công nghệ cao; May mặc thời trang cao cấp, giày da, dệt (không bao gồm công đoạn nhuộm và thuộc da

Tổng quy mô khai thác khoảng: 46,4 ha.

7. Khu công nghiệp Nam Sách

Nam Sách là một trong những khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Hải Dương, với tỷ lệ lấp đầy đạt 100% tại thời điểm hiện tại.

Những lĩnh vực mà khu công nghiệp tập trung thu hút chính bao gồm: Công nghệ dệt may, Sản xuất giầy dép xuất khẩu, Sản phẩm da cao cấp, Công nghiệp, Chế biến nông – lâm sản, Gốm – sứ – thủy tinh cao cấp, Xử lý chất thải; Nhựa và cao su, Sản xuất bao bì, …

Tổng quy mô khai thác khoảng: 62 ha.

8. Khu công nghiệp Hoàng Diệu

Khu công nghiệp Hoàng Diệu nằm trong TOP các khu công nghiệp có quy mô đất công nghiệp lớn nhất tại Hải Dương.

Đây là Khu công nghiệp có vị trí vô cùng thuận lợi khi nằm dọc trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, với quy hoạch nằm trên phạm vi xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Từ tháng 8/2019 Công ty TNHH VSIP Hải Dương đã đề xuất được nghiên cứu, khảo sát lập quy hoạch đối với KCN Hoàng Diệu và KCN Hưng Đạo thay thế cho VIDIFI.

Các ngành nghề phát triển chính: Điện tử, tin học, viễn thông, thiết bị điện, công nghiệp lắp ráp ôtô, xe máy, cơ khí chế tạo, sản xuất cao su, …

Tổng quy mô khai thác khoảng: 250 ha.

9. Khu công nghiệp Hưng Đạo

Tương tự như Khu công nghiệp Hoàng Diệu, Khu công nghiệp Hưng Đạo nằm trong TOP các khu công nghiệp có diện tích đất công nghiệp khai thác lớn của Hải Dương.

Khu công nghiệp Hưng Đạo cũng nằm trên trục đương cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và phát triển thu hút các lĩnh vực dịch vụ, ngành nghề tương tự như Khu công nghiệp Hoàng Diệu. Đây cũng chính là lý do vì sao, Hoàng Diệu và Hưng Đạo đang đuộc nghiên cứu trở thành một khu công nghiệp hợp nhất.

Tổng quy mô khai thác khoảng: 200 ha.

10. Khu công nghiệp Thanh Hà

Thành Hà là khu công nghiệp mới được quy hoạch của tỉnh Hải Dương, nằm trên địa phận huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Vị trí của KCN này khá thuận tiện, gắn liền với các khu vực trung tâm, cụ thể:

– Cách sân bay Nội Bài khoảng 100km

– Cách Cảng Hải Phòng khoảng 30km

– Các tuyến đường trục chính, tỉnh lộ, quốc lộ đều có đoạn giao cắt với KCN Thành Hà

Chính điều này giúp cho Thanh Hà đang dần trở thành “điểm thu hút” dòng vốn FDI lớn của tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây.

Theo quy hoạch đến hết năm 2025, tổng quy mô của khu công nghiệp có tới lên tới 400ha.

11. Khu công nghiệp Bình Giang

Bình Giang cũng một trong khu công nghiệp mới được quy hoạch của tỉnh Hải Dương, được xây dựng nhằm mục tiêu thu hút nhiều hơn dòng vốn đầu tư của nước ngoài và phát triển kinh tế vùng địa phương.

Ngày 11/07/2018, Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HDND về việc quy hoạch phát triển tổng thể công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng tới năm 2030. Theo nội dung nghị quyết số 02, KCN Bình Giang dự kiến được quy hoạch với tổng quy mô là 800 ha tới năm 2030, trong đó diện tích quy hoạch giai đoạn 1 là 450 ha.

Tới nay Khu công nghiệp Bình Giang tỉnh Hải Dương vẫn chưa thực hiện xong các thủ tục về quy hoạch và đầu tư.

Tổng quy mô khai thác khoảng: 150 ha.

12. Khu công nghiệp An Phát 1

Khu công nghiệp An Phát 1 tiền thân là Khu công nghiệp Quốc Tuấn – An Bình.

Đây là khu công nghiệp đặc biệt thu hút các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Theo quy hoạch, Khu công nghiệp này phát triển trở thành Khu công nghiệp đa ngành, chủ yếu là các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghệ cao, lắp ráp linh kiện, cơ khí, điện tử, các nhành công nghiệp phụ trợ khác, …

Tổng quy mô khai thác khoảng: 180 ha.

13. Khu công nghiệp Lương Điền – Ngọc Liên

Khu công nghiệp Lương Điền – Ngọc Liên được bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN tại Việt Nam theo Công văn số 128/TTg-KTN ngày 22/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích dự kiến lập quy hoạch là 150 ha tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Tổng quy mô khai thác khoảng: 185 ha.

14. Khu công nghiệp Kim Thành

Đây là một trong những khu công nghiệp mới được thành lập (nhưng chưa đưa vào hoạt động thực tế)

Ngày 15/03/2021, Khu công nghiệp Kim Thành chính thức được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 358/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Kim Thành vẫn giữ nguyên là Công ty cổ phần COMA 18, khu công nghiệp dự kiến được triển khai làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 diện tích 65 ha, giai đoạn 2 có diện tích 99,98 ha với tổng số vốn đầu tư là hơn 1.160 tỷ đồng và tiến độ triển khai là trong vòng 36 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất. Dự án có thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ ngày có Quyết định chủ trương đầu tư.

Tổng quy mô khai thác khoảng: 120 ha.

Hy vọng bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về các khu công nghiệp Hải Dương. Nếu bạn có những thắc mắc cần giải đáp hay tư vấn về các dịch vụ máy nén khí tới những khu công nghiệp nói trên, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của Vượng Phát để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x