So sánh máy nén khí trục vít và máy nén khí Piston

Dòng máy nén khí trục vít và piston là hai thiết bị đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi một loại máy lại có nguyên lí hoạt động, cấu tạo và ưu nhược điểm khác nhau. Hơn nữa, việc cân nhắc về chi phí máy, tính cơ động linh hoạt, chi phí bảo dưỡng mua phụ tùng, tuổi thọ….lại đang khiến nhiều người quan tâm không biết nên chọn dòng máy nào cho phù hợp. Bài viết dưới đây Công ty cổ phần Kỹ thuật và Thương mại Vượng Phát giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về máy nén khí trục vít và máy nén khí Piston.

Máy nén khí Trục vít là gì?

Máy nén khí trục vít là thiết bị sử dụng chuyển động tròn của trục vít sử dụng Puli được nối vào 02 trục vít ép khí vào trong thể tích nhỏ hơn. Chúng được sử dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp, có thể là loại cố định hoặc di động.

Công suất của máy nén khí trục vít dao động từ 5HP đến 500HP, từ áp suất thấp cho đến áp suất cao (8,5Mpa). Máy nén khí trục vít được sử dụng để cấp khí nén cho nhiều loại máy công cụ. Chúng cũng có thể sử dụng cho những động cơ có bơm tăng áp suất khí nạp như: ô tô hoặc máy bay…

Máy nén khí Piston là gì?

Máy nén khí piston là loại máy nén hơi có công suất từ 1/2HP – 30HP. Đây là thiết bị có chức năng tăng áp suất chất khí, từ đó giúp tạo năng lượng cho dòng khí tăng lên và khiến dòng khí đó tăng áp suất.
Việc sử dụng máy nén khí piston sẽ giúp người dùng tiết kiệm được tối đa công sức trong quá trình làm việc. Máy nén khí chuyên dụng được sử dụng rất nhiều tại các cửa hàng sửa chữa xe máy. Bởi những ưu điểm như thời gian nén hơi nhanh, dung tích bình chứa lớn và lượng khí nhiều.

Nguyên lý cấu tạo của máy nén khí Trục vít và máy nén khí Piston

Dưới đây là chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí Trục vít và máy nén khí Piston giúp bạn hiểu rõ hơn về máy nén khí.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí Trục vít

Sau đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít

Cấu tạo máy nén khí trục vít

Động cơ của máy nén khí trục vít

  • Cụm đầu nén (gồm motor, dây đai, bánh răng, trục vít,…)
  • Trục vít (1 trục chính, 1 trục phụ) có các rãnh răng ăn khớp với nhau (sai lệch số răng giữa 2 trục từ 1-2 răng)
  • Motor điện và bộ coupling giúp chuyển hóa điện năng thành cơ năng. Hầu hết các máy nén trục vít đều sử dụng động cơ 3 pha.

Hệ thống van của máy nén khí trục vít

  • Van hút điều chỉnh lưu lượng của khí nén đầu vào
  • Van một chiều tại đầu ra giúp khí chỉ di chuyển theo chiều xác định
  • Van chặn nằm dưới đáy cụm đầu nén ngăn dầu tràn từ đầu nén khí sang motor khi máy không vận hành.
  • Van điện từ thực hiện nhiệm vụ đóng, mở cổ hút
  • Van áp suất tối thiểu duy trì áp suất tối thiểu tại bình dầu
  • Van hằng nhiệt điều tiết lượng dầu nhờn đi trên két làm mát
  • Van an toàn đảm bảo máy được an toàn trước các sự cố chập cháy từ nguồn điện

Bộ phận liên quan đến dầu nhớt

  • Bình chứa dầu chứa dầu máy
  • Lọc tách dầu có nhiệm vụ loại sạch dầu máy ra khỏi khí nén
  • Đường ống hồi dầu thu dầu dưới đáy có lọc tách dầu động lại sau quá trình lọc tách
  • Lọc dầu được lắp giữa bình dầu và trục vít để lọc các cặn bẩn lẫn trong dầu
  • Lọc sơ cấp hạn chế sự tác động của bụi bẩn,… vào trong máy

Hệ thống giải nhiệt của máy nén khí

  • Bộ giải nhiệt giảm nhiệt cho khí nén trước khi khí ra khỏi bình chứa.
  • Két giải nhiệt dầu được đặt cạnh bộ làm mát để làm mát dầu và khí nén
  • Quạt làm mát thổi không khí ở xung quanh bộ làm mát dầu và khí nén
  • Cảm biến nhiệt độ đo nhiệt độ máy và đưa ra cảnh báo nếu như nhiệt đooj đang ở mức quá cao
  • Cảm biến quá tải (rơle) được lắp đặt để bảo vệ máy khỏi những sự cố chập, cháy,…
  • Cảm biến áp suất điều khiển máy hoạt động trong giải áp suất định mức

Nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít

Máy nén trục vít hoạt động dựa trên nguyên lý ăn khớp, với hai trục vít là 1 trục chính và 1 trục phục. Hai trục vít này có các rãnh răng ăn khớp với nhau và số răng giữa 2 trục có sự chênh lệch từ 1 – 2 răng.

Khi máy hoạt động, từ phía cửa hút chúng ta có thể thấy cặp bánh răng nhả khớp và các hốc giữa của bánh răng bị tách ra xa nhau để tạo một khoang lớn. Do khoang này thông với cửa hút nên sẽ được lấp đầy bởi không khí. Quá trình hút khí sẽ dừng lại khi khoang chứa khí dãn hoàn toàn, lúc đó thể tích khí đạt giá trị lớn nhất.

Khi trục quay với tốc độ nhanh, không khí sẽ được hút vào trong vỏ thông qua cửa nạp và truyền thẳng vào khoang khí giữa hai trục. Khoang này sẽ được thu hẹp nhờ các bánh răng siết lại, thể tích khí giảm đồng thời tăng áp suất cho khí. Ngoài ra, để hạn chế sự rò rỉ của khí nén, van một chiều được lắp ở cửa xả nhằm ngăn không cho khí nén đi ngược lại.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí Piston

Sau đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí Piston

Cấu tạo của máy nén khí Piston

Hiện nay, máy nén khí piston được chia thành 2 loại: máy nén 1 cấp và 2 cấp. Cấu tạo máy nén piston của 2 dòng này như sau:

  • Máy nén khí 1 cấp: gồm có các bộ phận Piston, xilanh, thanh truyền, con trượt, van nạp khí, tay quay, con đẩy, van xả khí,…
  • Máy nén khí 2 cấp: Piston, cần đẩy, xilanh, con trượt, tay quay, thanh truyền, phớt, van xả, van nạp, bình làm mát khí…

Từ thành phần cấu tạo máy nén khí piston của 2 dòng trên, có thể thấy rằng cấu tạo của máy nén hơi đơn giản hơn rất nhiều so với máy nén khí trục vít.

Nếu chỉ nhìn vào bề ngoài của máy nén hơi piston thì người dùng khó có thể phân biệt đâu là dòng máy 1 cấp và 2 cấp. Tuy nhiên, mọi người có thể quan sát và phân biệt 2 dòng máy này là bộ phận làm mát khí.

Bình làm mát khí sẽ chỉ được trang bị ở dòng máy nén 2 cấp, còn máy nén hơi 1 cấp sẽ không có bộ phận này.

Nguyên lý hoạt động của máy nén khí Piston

Cả 2 dòng máy nén khí piston 1 cấp và 2 cấp đều hoạt động dựa trên sự di chuyển tiến sang trái – phải hoặc lên – xuống của piston. Cụ thể như sau:

Piston chuyển động tịnh tiến qua lại nhờ được nối với bộ phận thanh truyền và tay quay. Khi piston đi sang phải, thể tích tăng dần còn áp suất giảm, khi đó van nạp mở ra, không khí ở bên ngoài đi vào trong xi lanh. Sau đó, các bộ phận trong máy nén thực hiện quá trình nạp khí.

Khi piston đi sang trái, không khí trong xi lanh được nén lại, từ đó áp suất suất tăng dần và van nạp sẽ đóng lại. Đến khi áp suất tăng lớn hơn sức căng lò xò, van xả tự động mở và khí nén sẽ đi qua van xả theo đường ống đến bình chứa khí nén, kết thúc một chu kỳ làm việc. Sau đó, các quá trình được lặp lại và khí nén được cung cấp đến các máy móc, thiết bị cần dùng.

ưu nhược điểm của máy nén khí Trục vít và máy nén khí Piston

Ngoài việc máy nén khí Trục vít và máy nén khí Piston đều có đặc điểm chung là có 2 loại máy (máy nén khí có dầu và không dầu), khi so sánh máy nén khí trục vít và piston, chúng ta còn có thể nhận ra các ưu nhược điểm nổi bật khác như sau:

Ưu nhược điểm máy nén khí Trục vít

Đây là một số ưu nhược điểm của máy nén khí trục vít giúp bạn tham khảo

Ưu điểm

  • Máy có lớp vỏ cách âm hiệu quả, nên khi máy chạy khá êm, tiếng ồn nhỏ
  • Máy không rung lắc, hoạt động ổn định hơn
  • Các chi tiết ít bị mài mòn, nên động cơ có độ bền cao, máy có tuổi thọ lâu dài
  • Máy có thể làm việc liên tục với hiệu suất cao (từ 3.000 – 15.000 vòng/phút)
  • Khả năng cung cấp khí nén lớn và ổn định (4 – 5 cfm/hp)

Nhược điểm

  • Máy thường có kích thước lớn, cồng kềnh và khó di chuyển, thường được đặt cố định tại một vị trí
  • Giá thành máy tương đối cao khi so sánh với máy nén khí piston
  • Máy có cấu tạo phức tạp, việc bảo dưỡng, tháo lắp máy nén khí trục vít tương đối khó
  • Khó sử dụng trong các môi trường có diện tích nhỏ (do kích thước lớn)

Ưu nhược điểm máy nén khí Piston

Ưu nhược điểm máy nén khí Piston giúp bạn hiểu rõ hơn về máy nén khí Piston

Ưu điểm

  • Khi so sánh máy nén khí trục vít và piston, có thể thấy máy nén piston nhỏ gọn và linh hoạt hơn, dễ di chuyển hơn
  • Giá thành hợp lý, phù hợp với cả phân khúc khách hàng trung bình
  • Máy nén khí piston có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp sửa chữa và bảo dưỡng
  • Có thêm sự lựa chọn giữa máy nén khí piston 1 chiều và 2 chiều

Nhược điểm

  • Máy rung lắc mạnh, nên khi hoạt động sẽ phát ra tiếng ồn khá lớn
  • Tuổi thọ của máy nén khí piston thấp hơn so với máy trục vít
  • Máy nén khí piston cần phải có bình chứa khí nén đi kèm để hoạt động
  • Độ bền của máy nén khí piston thấp hơn so với máy nén khí trục vít
  • Không phù hợp với các môi trường yêu cầu lượng khí nén lớn và liên tục
  • Lượng khí nén của máy nén khí piston thấp hơn máy trục vít

Bảng so sánh máy nén khí Trục vít và máy nén khí Piston

Để có thể nhìn rõ hơn về 2 dòng máy nén khí Trục vít và máy nén khí Piston dưới đây là bảng tổng hợp ngắn gọn giúp bạn có thể lựa chọn được máy nén khí phù hợp với nhà máy công nghiệp của bạn.

Thông tin Máy nén khí trục vít Máy nén khí piston
Kích thước Có kích thước lớn nên thường được đặt cố định tại một vị trí. Có kích thước nhỏ gọn, phía dưới thân máy được tích hợp bánh xe nên có thể di chuyển dễ dàng.
Độ ồn Có thiết kế vỏ cách âm, chạy êm và không bị dao động nên khi vận hành ít bị rung và không phát ra tiếng ồn lớn như máy nén khí piston. Khi hoạt động có độ ồn và rung cao
Độ bền Do cấu tạo của máy trục vít không có các chi tiết như van xả, van hút, vòng xéc măng và khe hở giữa hai trục vít, xi lanh đỉnh răng được chế tạo rất nhỏ nên hạn chế ma sát khi máy hoạt động; từ đó các chi tiết ít bị hao mòn, hỏng hóc do đó thời gian sử dụng lâu và độ bền cao hơn. Có tuổi thọ thấp hơn so với máy nén trục vít
Khí nén Có khả năng cung cấp khí nén từ 4 – 5 cfm/HP Thường có lượng khí nén đầu vào thấp hơn so với máy nén khí trục vít. Khả năng cung cấp khí nén là 3 – 4 cfm/HP
Giá thành  Có thiết kế công suất lớn, cấu tạo phức tạp, lưu lượng khí cao và tích hợp nhiều tính năng hiện đại nên máy có giá thành cao. Giá thành rẻ do có cấu tạo đơn giản

Khí nén Á Châu – Nhà phân phối máy nén khí Trục vít và máy nén khí Piston uy tín, chất lượng

Công ty cổ phần Kỹ thuật và Thương mại Vượng phát là địa chỉ phân phối máy nén khí  với13 năm kinh nghiệm làm việc với các hãng lớn tại Việt Nam như Atlas copco, Fusheng, Kobelco,.. chúng tôi cam kết

  • Chất lượng đảm bảo: Cam kết hàng chính hãng 100%, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Giá thành hợp lý: Mức giá cạnh tranh nhất so với cùng sản phẩm tương tự.
  • Đội ngũ kĩ thuật nhiều kinh nghiệm: Hỗ trợ thay thế và bảo dưỡng máy nén khí định kỳ.
  • Tư vấn thiết kế hệ thống máy nén khí: Được kỹ thuật có chuyên môn trực tiếp tư vấn.
  • Phân phối toàn quốc: Vận chuyển toàn quốc, thanh toán linh hoạt.

Liên hệ với chúng để được tư vấn về máy nén khí phù hợp với nhà máy của bạn

 

CÔNG TY Cổ phần Kỹ thuật và Thương mại Vượng Phát

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận